Hướng dẫn cài đặt LAMP
Bài này sẽ hướng dẫn cho các bạn cách setup 1 LAMP cho centOS 1 cách dể dàng nhanh chóng.
Cài đặt LAMP trên CentOS.
Bài viết sẽ có các mục sau:
- Cài đặt hệ điều hành ở mức cơ bản nhất, update
- Cài đặt thêm các gói thư viện: có thể cài từ DVD cài đặt hay cài qua mạng. Tốt nhất là cài qua mạng để có được các gói mới nhất.
- Download các gói
- Cài đặt Mysql
- Biên dịch apache và PHP và cấu hình cho PHP chạy với apache
- Test
Chúng ta cùng bắt tay vào làm.
Tại sao ta lại phải cài từng gói trong khi chỉ bằng vài thao tác đơn giản trong quá trình cài đặt, ta cũng có thể có một server với đầy đủ các phần mềm như thế? Câu trả lời chính là các gói được kèm theo bộ cài hay được cài phân phối để chúng ta cài thông qua lệnh yum thường không có được những phiên bản mới nhất, và đặc biệt là chúng ta rất khó tối ưu được chúng. Vì thể khi chúng ta tự biên dịch lấy tuy có khó khăn hơn và phức tạp hơn nhưng nó cho chúng ta được quyền làm chủ hoàn toàn, ta hoàn toàn có thể thêm hay bớt những module nào mà mình muốn và bỏ đi cái nào mà mình không muốn, nhằm đem lại cho chúng ta một server mạnh mẽ và an toàn nhất. Và đặc biệt cảm giác tự mình build mọi cái sẽ vui hơn rất nhiều, và nó cho mình nhiều cái để học. Chúng ta cùng bắt tay vào làm nào.
Cài đặt hệ điều hành:
Sau khi cài xong máy sẽ khởi động lại, để Update các bản cập nhật cho máy ta dùng lệnh:
Code:
yum update
Cài thêm các thư viện cần thiết:
Trong quá trình biên dịch các gói như MySQL,apache hay PHP chúng ta cần thêm bộ biên dịch và một số thư viện, chúng ta sẽ bổ sung chúng bằng câu lệnh sau:
yum install gcc gcc-c++ openssl bzip2 unzip zip ncurses-devel zlib-devel openssl-devel libxml2-devel curl-devel libjpeg-devel libpng-devel freetype-devel mhash-devel libmcrypt libmcrypt-devel libpng-devel
Download các gói:
Chúng ta sẽ download các gói từ những link sau:
Apache: http://httpd.apache.org
Code:
http://apache.cs.utah.edu/httpd/httpd-2.2.9.tar.bz2
PHP: http://vn.php.net
Code:
http://vn2.php.net/distributions/php-5.2.6.tar.bz2
MySQL: http://www.mysql.com
Code:
ftp://mirror.anl.gov/pub/mysql/Downloads/MySQL-5.0/mysql-5.0.51b.tar.gz
Chúng ta download các file trên bằng lệnh wget và đường dẫn đến file, ví dụ:
Code:
wget http://apache.cs.utah.edu/httpd/httpd-2.2.9.tar.bz2
Giả sử các gói trên đều được tải về thư mục /usr/local/setup
Trước tiên chúng ta cần tạo một user và group dành riêng cho MySQL chạy:
Code:
groupadd mysql
useradd -g mysql mysql
Giải nén file nén của bộ MySQL và biên dịch:
Code:
tar -vxzf mysql-5.0.51b.tar.gz
cd mysql-5.0.51b
Trước tiên chúng ta cần tạo ra file kịch bản để chương trình dịch có thể dịch chương trình theo ý chúng ta. Thông thường để biên dịch một chương trình chúng ta có rất nhiều lựa chọn, để xem được các lựa chọn này chúng ta dùng lệnh:
Code:
./configure –help | less
Khi chạy lệnh này chương trình sẽ liệt kê ra rất nhiều lựa chọn, nếu như có thể thì chúng ta đọc thêm phần này và quyết định thêm mình sẽ dùng thêm lựa chọn nào tùy thuộc vào nhu cầu của mỗi người.
Chúng ta sẽ biên dịch MySQL bằng những câu lệnh sau:
Code:
./configure
–prefix=/usr/local/mysql
–localstatedir=/usr/local/mysql/data
–with-unix-soket-path=/usr/local/data
–disable-maintainer-mode
–with-mysqld-user=mysql
–enable-large-files-without-debug
–without-comment
–without-bench
Code:
make
make install
Tiếp theo chúng ta tạo thư mục data trong thư mục Mysql:
Code:
mkdir /usr/local/mysql/data
Hiện tại MySQL đã được cài đặt nhưng chưa hoàn chỉnh, chúng ta cần chạy thêm những lệnh sau:
Code:
./scripts/mysql_install_db
Tiếp theo để đảm bảo vấn đề bảo mật ta cần gán quyền chỉ cho phép user root và MySQL được phép truy cập vào thư mục của MySQL cũng như database.
Code:
chown -R root:mysql /usr/local/mysql
chown -R mysql:mysql /usr/local/mysql/data
Tiếp theo chúng ta copy file cấu hình cho MySQL, tùy thuộc vào cấu hình của server mà bạn sẽ chọn những file cho phù hợp (small, medium, large, huge):
Code:
cp ./support-files/my-medium.cnf /etc/my.cnf
chown root:sys /etc/my.cnf
chmod 644 /etc/my.cnf
Tiếp theo chúng ta cần khai báo cho hệ thống biết chỗ chứa các thư viện của MySQL. Chúng ta sẽ sử dụng liên kết động đến các thư viện này và chỉ nạp khi cần. Như thế sẽ làm cho bộ nhớ của hệ thông ở mức ít nhất:
Code:
echo “/usr/local/mysql/lib/mysql” >> /etc/ld.so.conf
ldconfig
Tiếp theo chúng ta tạo script cho MySQL tự chạy mỗi khi chúng hệ thống chạy:
Code:
cp ./support-files/mysql.server /etc/rc.d/init.d/mysql
chmod +x /etc/rc.d/init.d/mysql
chkconfig mysql on
Để chạy được các file của MySQL (như mysqladmin,mysqldump…) chúng ta cần chạy những lệnh sau:
Code:
cd /usr/local/mysql/bin/
for file in *; do ln -s /usr/local/mysql/bin/$file /usr/bin/$file;
done
Đến đây công việc cài đặt MySQL đã xong cơ bản, để khởi động MySQL chúng ta chạy:
Code:
service mysql start
Nếu bạn nhìn thấy dòng chữ Starting MySQL SUCCESS! thì xin chúc mừng bạn. MySQL đã chạy, còn nếu có thông báo lỗi gì thì chúng ta cần xem lại quá trình đã làm ở trên.
Để chắc chắn xem MySQL đã chạy chưa các bạn có thể dùng lệnh:
Code:
mysqladmin version
Chúng ta sẽ thấy có kết quả như sau:
Code:
mysqladmin Ver 8.41 Distrib 5.0.51b, for redhat-linux-gnu on i686
Copyright (C) 2000-2006 MySQL AB
This software comes with ABSOLUTELY NO WARRANTY. This is free software,
and you are welcome to modify and redistribute it under the GPL license
Server version 5.0.51b-log
Protocol version 10
Connection Localhost via UNIX socket
UNIX socket /tmp/mysql.sock
Uptime: 2 min 40 sec
Khi cài xong thì password của MySQL là trắng vì thế ta cần phải đổi password này bằng lệnh:
Code:
mysqladmin -u root password “new-password”
trong đó new-password là do bạn đặt và chú ý là không có dấu “”
Để kiểm tra lại password mình vừa đưa vào có chính xác không chúng ta dùng lênh:
Code:
mysql -u root –p
Bạn sẽ được yêu cầu nhập password
Enter password:
Khi nhập đúng các bạn sẽ có được kết quả:
Code:
Welcome to the MySQL monitor. Commands end with ; or g.
Your MySQL connection id is 3
Server version: 5.0.51b-log Source distribution
Type ‘help;’ or ‘h’ for help. Type ‘c’ to clear the buffer.
Trước tiên chúng ta cũng cần giải nén chúng:
Code:
tar -vxjf httpd-2.2.9.tar.bz2
tar -vxjf php-5.2.6.tar.bz2
Biên dịch Apache:
Code:
cd httpd-2.2.9
Chúng ta sẽ biên dịch apache ở mức tối thiểu, tức là cần gì thì biên dịch module đó để biết thêm về các module chúng ta có thể tham khảo thêm lệnh
Code:
./configure –help | less
Ở đây tôi cần chạy các module deflate, suexec, vhost, unique-id, rewrite nên tôi sẽ build như sau:
Code:
./configure
–prefix=/usr/local/apache2
–enable-shared=max
–enable-unique-id
–enable-rewrite
–enable-dav
–enable-dav-lock
–enable-logio
–enable-headers
–enable-ssl
–enable-vhost-alias
–enable-suexec
–enable-deflate
–enable-module=so
Code:
make
make install
Tiếp theo là biên dịch PHP:
Code:
./configure
–prefix=/usr/local/php
–with-apxs2=/usr/local/apache2/bin/apxs
–with-curl=/usr/lib
–with-gd
–enable-inline-optimization
–disable-debug
–enable-gd-native-ttf
–with-ttf
–with-gettext
–with-jpeg-dir=/usr/lib
–with-freetype-dir=/usr/lib
–with-kerberos
–with-openssl
–with-mcrypt
–with-mhash
–with-mysql=/usr/local/mysql
–with-pear
–with-png-dir=/usr/lib
–with-zlib
–with-zlib-dir=/usr/lib
–enable-zip
–enable-bcmath
–enable-calendar
–enable-ftp
–enable-magic-quotes
–enable-sockets
–enable-mbstring
–enable-wddx=shared
–enable-xml
–with-regex=system
Code:
make
make install
copy file php.ini vào thư mục PHP
Code:
cp php.ini-dist /usr/local/php/lib/php.ini
Để cho tiện sửa đổi ta tạo các liên kết của các file config của apache và php vào trong thư mục /etc
Code:
ln -s /usr/local/php/lib/php.ini /etc/php.ini
ln -s /usr/local/apache2/conf/httpd.conf /etc/httpd.conf
Đến đây PHP đã được biên dịch để chạy được với Apache, chúng ta cần cấu hình apache để hiểu được file .php
Mở file httpd.conf :
Code:
vi /etc/httpd.conf
Tìm đến dòng
Code:
AddType application/x-gzip .gz .tgz
Chúng ta thêm vào ngay bên dưới dòng sau:
Code:
AddType application/x-httpd-php .php
Tìm đến dòng
Code:
<IfModule dir_module>
DirectoryIndex index.html
</IfModule>
Chúng ta sửa lại như sau:
Code:
<IfModule dir_module>
DirectoryIndex index.php index.htm index.php3 index.html
</IfModule>
Cũng như MySQL chúng ta cần khai báo vị trí các thư viện và các file binary của apache:
Code:
echo “/usr/local/apache2/lib/” >> /etc/ld.so.conf
ldconfig
Code:
cd /usr/local/apache2/bin/
for file in *; do ln -s /usr/local/apache2/bin/$file /usr/bin/$file;
done
Code:
cd /usr/local/php/bin/
for file in *; do ln -s /usr/local/php/bin/$file /usr/bin/$file;
done
Tạo script để apache tự khởi động:
Code:
ln -s /usr/local/apache2/bin/apachectl /etc/rc.d/init.d/httpd
chmod +x /etc/rc.d/init.d/httpd
ln -s /etc/rc.d/init.d/httpd /etc/rc.d/rc3.d/S90httpd
Để bật Apache chúng ta dùng lệnh:
Code:
service httpd start
Chúng ta cần tạo một file phpinfo.php để kiểm tra các thông số:
Code:
vi /usr/local/apache2/htdocs/phpinfo.php
Code:
<?php
phpinfo();
?>
Sau đó chúng ta vào một máy khác gõ vào trình duyệt
Code:
http://ip-server/phpinfo.php
ip server là IP máy chúng ta cài server
Nếu các bạn nhìn thấy các thông số của apache và php trên server thì xin chúc mừng.
Chúng ta đã hoàn thành việc cài đặt cho server
Bài viết tôi mới dừng ở mức cơ bản. Tôi sẽ còn phải bổ sung nhiều để chạy được thành một server hoàn chỉnh, trong đó có dùng module vhost để chạy nhiều domain, mod_security để bảo mật và cài đặt FTP Server để Up dữ liệu lên.
Chúc các bạn thành công !